Những tình huống đá phạt góc được xem là những tình huống bóng chết, mang lại hiệu quả ghi bàn không khác gì những cơ hội đá phạt trực tiếp. Tuy nhiên dù theo dõi bóng đá lâu năm thì vẫn có nhiều người không nắm rõ được những quy định về cách đá phạt góc là gì, cũng như các chiến thuật đá phạt góc bài bản, hiệu quả để tận dụng cơ hội đưa bóng vào lưới. Bài viết này của findcarrieculberson.com sẽ giải đáp thắc mắc này của các bạn nhé!
I. Phạt góc là gì?
Phạt góc được xem là một hình thức bắt đầu lại trận đấu trong bóng đá. Nó được phát minh lần đầu tiên trong bộ luật Sheffield năm 1867. Sau đó phạt góc được liên đoàn bóng đá anh thông qua vào ngày 17/2/1872.
Một quả phạt góc được thực hiện cho đội tấn công khi quả bòn đã hoàn toàn vượt qua hết đường biên ngang trên sân phía ngoài khung cầu môn do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ bên phía đội bạn. Phạt góc cũng được xem như là tình huống đá phạt trực tiếp cho nên từ quả đá phạt góc nếu bóng được đưa vào cầu môn môn thì bàn thắng vẫn sẽ được tính như thường. Còn trong trường hợp, bóng được sút về gôn đội nhà thì tình huống đó sẽ không được tính.
Quả phạt góc được thực hiện từ 1 trong hai khu vực góc trái hoặc phải của sân và bóng phải đứng yên trước khi được trọng tài cho phép thực hiện đá phạt. Đa số các trường hợp thì các trợ lý trọng tài hay còn gọi là trọng tài biên sẽ là người thông báo một quả phạt góc sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng lá cờ của mình để chỉ vào cung đá phạt góc để xác định điểm đá cho cầu thủ thực hiện.
II. Quy định về cách đá phạt góc
- Bóng đặt trong cung đá phạt góc tại điểm gần cột cờ góc nhất.
- Trong lúc thực hiện đá phạt góc, không được di chuyển cột cờ góc.
- Cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 đến khi bóng được thực hiện đá vào cuộc.
- Người đá phạt góc là cầu thủ của đội tấn công.
- Bóng vào cuộc ngay sau khi nó được đá và di chuyển bởi cầu thủ thực hiện.
- Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác.
III. Chiến thuật đá phạt góc phổ biến
Có thể nói, để giải quyết đối thủ bằng những tình huống bóng chết thì đội bóng đó cần ít nhất mộc chuyên gia đá phạt góc chuẩn xác. Tùy vào từng tình huống bóng, diễn biến trên sân để cầu thủ đá phạt đưa ra lựa chọn phù hợp chiến thuật đá nào là phù hợp nhất.
Với đội tấn công, khi nhận được tình huống phạt góc tức là đội bóng đang có được cơ hội để tổ chức tấn công hoàn hảo bởi khi đó bóng đã được nằm cố định ở vị trí gần sát với khung thành rồi. Việc của các cầu thủ là phải phối hợp làm sao để tận dụng đường bóng này để ghi bàn.
Thông thường phối hợp đá phạt góc được ác cầu thủ tấn công chia thành: chuyền năng phối hợp tấn công, chuyền dài phối hợp tấn công và đá bóng thẳng vào khung thành.
1. Chuyền ngắn phối hợp tấn công
Đây là sự phối hợp đơn giản giữa 2 hoặc 3 cầu thủ ở gần khu đá phạt góc, những cầu thủ này sẽ cố gắng xuyên thủng hàng phòng ngự bằng cách rê bóng hoặc tiếp cận cầu môn để ghi bàn.
Hình thức chiến thuật này thường được áp dụng khi toàn bộ đội hình của đối phương đều đã tập trung ở trước cầu môn, khi khả năng đánh đầu của các cầu thủ tấn công kém hoặc khi không thể thực hiện được những đường chuyền dài chuẩn xác,
2. Chuyền dài phối hợp tấn công
Thường được thực hiện khi trong đội có chuyên gia đá phạt góc chuẩn xác và cầu thủ trung phong hoạt động độc lập ở trong vòng cấm. Họ là những người có khả năng tranh cướp bóng trên không dứt điểm, tì đè tốt.
Điểm rơi của quả bóng thông thường là ở các vị trí như: sát cột dọc gần, ở khu vực giữa chấm phạt đền hoặc ở sát cột dọc xa. Đây là những khoảng trống nơi dễ dàng kiểm soát bóng để thuận lợi đưa đường bóng vào lưới.
Chiến thuật này phổ biến nhất trong bóng đá nhưng nó đòi hỏi các cầu thủ phải có tư duy chiến thuật cao, phải lựa chọn chính xác thời cơ và điểm rơi của bóng để lao lên đánh đầu, dứt điểm.
3. Đá thẳng vào khung thành
Thay vì chuyền dài, chuyền ngắn để phối hợp với đồng đội thì cầu thủ thực hiện phạt góc sẽ sút bóng trực tiếp thẳng vào khung thành của đối phương.
Đảm nhận nhiệm vụ này phải là cầu thủ có cú sút và kỹ thuật đá phạt góc tốt để có thể đưa bóng trực tiếp bay vào góc gần hoặc góc xa của cầu môn đối phương để ghim bóng vào lưới. Trong trường hợp thủ môn mất cảnh giác, không phán đoán chính xác đường bóng thì việc chiến thuật này được ưu tiên sử dụng và đem lại hiệu quả tương đối cao.
Dù chỉ có cầu thủ đá phạt thực hiện chiến thuật này những cầu thủ khác cũng vẫn phải triển khai đội hình tiếp ứng nhằm phân tán sự chú ý của hàng phòng ngự. Nhiều đội bóng thậm chí còn “cử” cầu thủ chạy chỗ để che khuất tầm nhìn của thủ môn khiến họ không thể cản phá. Đồng thời sự phối hợp của đồng đội phòng khi bóng không vào lưới thì vẫn có thể kịp thời phối hợp tấn công ở tình huống bóng đó.
IV. Tổng kết
Thông thường trước cú đá phạt góc thì người đá sẽ nhìn vào nơi mà anh ấy có ý định lái quả bóng đến, nhưng cũng có nhiều cầu thủ cố tình đánh lạc hướng thủ môn để họ lơ là mất cảnh giác rồi bất ngờ thực hiện đường chuyền sang hướng khác. Điều này đòi hỏi thủ môn phải liên tục hướng mắt nhìn cầu thủ đá phạt ở phía xa và cầu thủ tấn công ở trước mặt mình.
Trên đây là những thông tin về phạt góc là gì cũng như các chiến thuật đá phạt góc phổ biến được nhiều đội bóng hàng đầu thế giới sử dụng. Đá phạt góc là một tình huống bóng chết với xác suất ghi bàn tương đối cao, cho nên nếu biết cách tận dụng, đội bóng của bạn sẽ có được những tình huống ghi bàn đẹp mắt nhờ cú đá phạt góc.