Phía các nghiên cứu chỉ ra rằng, thức khuya kéo dài có thể sẽ gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể. Vậy, thức khuya có sụt cân không? Bài viết dưới đây các chuyên gia hàng đầu chia sẻ những kiến thức liên quan đến việc thức khuya, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Giải đáp thắc mắc: Thức khuya có sụt cân không?
Thức khuya có sụt cân không? Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đến tình trạng sức khỏe của thể, ngủ giúp cho những cơ quan ở trong cơ thể được hồi phục và tái tạo năng lượng, bộ não sẽ ghi nhớ thông tin tốt hơn. Trung bình người trưởng thành sẽ cần ngủ từ 7 – 8h/ đêm, nhưng do một số yếu tố như thói quen xấu, căng thẳng trong cuộc sống, bệnh lý,… nên chất lượng cũng như thời gian của giấc ngủ không được đảm bảo.
Thức khuya có sụt cân không? Mất ngủ hay là rối loạn giấc ngủ nếu chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn (cấp tính) và nếu có liệu pháp hỗ trợ kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy các bạn không phải lo lắng nhiều. Nhưng nếu tình trạng mất ngủ diễn ra trường kỳ và kéo dài (trở thành bệnh mãn tính), sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; tình trạng sức khỏe, trong đó có thay đổi về cân nặng.
Mất ngủ, thức khuya hay chất lượng giấc ngủ kém sẽ khiến cho bạn cảm thấy không được thoải mái khi thức dậy, do có thể chưa phục hồi hẳn so một ngày dài. Đi cùng với đó là tình trạng uể oải, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng và buồn nôn diễn ra thường xuyên.
Một số các nghiên cứu đã nhận thấy rằng, khi cơ thể thức khuya, mất ngủ do căng thẳng, não sẽ tiết ra lượng hormone nội tiết Adrenalin nhằm chống lại stress sinh lý của cơ thể. Bên cạnh đó, những HLV ở lớp học yoga còn chia sẻ, hormone này có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém và gây cảm giác chán ăn. Đối với những người bệnh trầm cảm, cơ thể sẽ kích hoạt tăng sản xuất ra hormone corticotropin – là một loại hormone ức chế cảm giác thèm ăn.
Do đó, mức độ thay đổi nội tiết do rối loạn giấc ngủ, có thể sẽ khiến cho cơ thể nhanh chóng bị suy nhược, thậm chí dẫn đến bị kiệt sức. Những cơ quan ở trong cơ thể sẽ không bảo đảm hoạt động hiệu quả được. Vì vậy, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não, gây đau đầu, đột quỵ, giảm trí nhớ,…
Ảnh hưởng của thói quen thức khuya đối với sức khỏe
Những kiến thức được phía các chuyên gia UnityFitness chia sẻ ở trên chắc mọi người cũng biết được thức khuya có sụt cân không. Thức khuya không chỉ gây sụt cân mà còn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Thức khuya sẽ gây rối loạn chu kỳ giấc ngủ – thức tự nhiên của cơ thể, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của não bộ, năng lượng trong ngày hôm sau. Khi thường xuyên thức khuya sẽ dẫn đến chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái dễ cáu, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung – ghi nhớ.
Trên thực tế cho thấy, thức khuya kéo dài không chỉ ảnh hướng đến cân nặng mà còn gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe như:
- Tăng nguy cơ mắc phải một số căn bệnh ung thư, trong đó phải kể đến là ung thư vú và ung thư đại trực tràng.
- Tốc độ lão hóa da diễn ra nhanh hơn, tăng tình trạng viêm da nổi mụn do lớp collage bị hỏng.
- Khó có thể kiểm soát được cảm xúc, dễ nổi cáu hoặc nóng giận.
- Khả năng tập trung sẽ bị suy giảm, giảm hiệu quả công việc và phản ứng chậm.
- Sẽ có nguy cơ gặp biến chứng đột quỵ, mức những bệnh lý mãn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2,…
- Thiếu tỉnh táo nên sẽ gây nguy hiểm khi tham gia giao thông hoặc vận hành máy móc.
- Làm suy giảm sức đề kháng từ đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Sẽ làm tăng nguy cơ mắc những rối loạn về cảm xúc, rối loạn lưỡng cực hay âu lo, bệnh trầm cảm.
Giải pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Dưới đây sẽ là một số những giải pháp hiệu quả giúp mọi người sớm cải thiện được giấc ngủ, gồm:
-
Cần phải thư giãn bằng cách massage, nghe nhạc, thiền, ngâm chân, đọc sách,…
-
Liệu pháp tâm lý giúp giải tỏa căng thẳng cũng như những lo lắng ở trong cuộc sống, ở trong công việc nên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon. Trong trường hợp không thể tự cân bằng được, các bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.
-
Duy trì thói quen ngủ lành mạnh: không dùng chất kích thích, những thiết bị điện tử sát giờ đi ngủ hoặc không được ăn quá no trước khi đi ngủ.
-
Thay đổi chế độ ăn: hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều đường, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ. Hãy bổ sung những thực phẩm tối cho giấc ngủ vào chế độ ăn uống hàng ngày như hạt sen, sữa chua, chuối, cải bó xôi,…
-
Thiết lập không gian ngủ: phòng ngủ luôn sạch – thoáng, hạn chế ánh sáng mạnh và không tiếng ồn,… như thế sẽ giúp cho cơ thể được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.
-
Bên cạnh đó, các bạn có thể dùng những loại trà thảo mộc hoặc dùng thêm tinh dầu để dễ đi vào giấc ngủ hơn.