Đại tràng là gì

Đại tràng là gì? Có những chức năng gì?

Là gì
Đại tràng có chức năng hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn nên đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, rất ít người biết đại tràng là gì, vị trí, cấu tạo của chúng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về bộ phận này của cơ thể, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của findcarrieculberson.com chúng tôi nhé.

I. Đại tràng là gì?

Đại tràng là phần cuối trong ống tiêu hóa
Đại tràng hay còn được gọi với tên khác là ruột già, đây là phần cuối trong ống tiêu hóa gắn liền với hậu môn. Có thể nói, đại tràng là một bộ phận không thể hiếu trong ổ bụng của con người.
Chúng đảm nhận nhiệm vụ nhận thức ăn đã được tiêu hóa từ ruột non. Đại tràng hấp thụ nước, muối khoáng cùng với sự phân hủy của các vi khuẩn sẽ tạo thành bã thức ăn. Đến khi đủ lượng nhất định, đại tràng sẽ co bóp và bài tiết phân thông qua trực tràng để đến hậu môn đào thải ra ngoài cơ thể.
Đại tràng được chia thành 3 phần chính, đó là:
  • Manh tràng: bộ phận này nằm bên dưới khu vực hồi tràng đổ vàng đại trang. Phần đầu được bịt kiens và có một đoạn ngắn gọi là ruột thừa.
  • Kết tràng: đây là phần chính của ruột già. Trong kết tràng được chia thành 4 phần nhỏ hơn là kết tràng lên, kết tràng xuống, kết tràng ngang và kết tràng xích-ma.
  • Trực tràng: đây là phần ruột thẳng cuối cùng của ruột già. Chúng dài khoảng 15cm và có khả năng phình to, được nối với ống hậu môn.

II. Một số chức năng của đại tràng

Như đã chia sẻ khi giải thích đại tràng là gì, bộ phần này đảm nhận nhiều chức năng khác nhau trong ống tiêu hóa, đảm quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Dưới đây là những chức năng cơ bản của đại tràng:

1. Tiêu hóa

Tuy tiêu hóa là chức năng chính của dạ dày nhưng để đảm bảo việc thức ăn được tiêu hóa hết, đại trạng sẽ thực hiện luôn vai trò này. Hơn nữa, môi trường axit trong dạ dày có thể sẽ bỏ qua một số chất có lợi cho cơ thể.
Vì thế, tại đây đại tràng sẽ tiêu hóa một số loại chất xơ không hòa tan, phần đạm mỡ mà dạ dày không thể xử lý được.

2. Hấp thụ chất dinh dưỡng

Đại tràng đảm nhận nhiều chức năng khác nhau
Không chỉ có chức năng tiêu hóa, đại tràng còn đảm nhận nhiệm vụ hấp thụ tiếp những chất dinh dưỡng vừa tiêu hóa được để đưa vào máu, đi nuôi dưỡng cơ thể.
Dù cho việc này đã được ruột non đảm nhận trước đó, nhưng sẽ có một số chất mà ruột non không tiêu hóa được nên đại trạng cũng đảm nhận luôn công việc này.

3. Hấp thụ nước

Không chỉ hấp thu chất dinh dưỡng, đại tràng còn có một nhiệm vụ rất quan trọng khác, đó là hấp thu nước. Quá trình này sẽ giúp cho thận nhận được nước, vì thế nếu đại tràng của bạn không may gặp vấn đề thì nước sẽ bị ứ lại mà không chuyển đến thân, gây ra tình trạng mất nước, tiêu chảy rất nguy hiểm.
Ngoài ra, đại tràng cũng thực hiện một số công việc mà không cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể có thể thay thế được, đó là đóng khuôn chất bã để đào thải ra ngoài cơ thể thông qua hậu môn.

4. Hấp thu muối khoáng

Bên cạnh những chức năng trên, đại tràng còn hấp thu muối khoáng cũng các nguyên tố khác để cung cấp cho toàn bộ cơ thể.
Như vậy, có thể thấy đại tràng phải thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau nên đây luôn là một cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể sống.

III. Một số bệnh viêm đại tràng thường gặp

Do đại tràng nằm ở gần cuối đường tiêu hóa nên chúng thường xuyên phải làm việc với chất bã của cơ thể, vì thế mà đại tràng rất dễ bị viêm nhiễm. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến đại tràng thường gặp, bạn hãy tham khảo để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Viêm loét đại tràng

Đây là tình trạng viêm mãn tính của đại tràng. Những người bị viêm loét đại tràng thường có các biểu hiện như tiêu chảy ra máu, đau bụng quằn quại, nôn ói…
Lúc này, người bệnh cần đến cơ sở ý tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng dẫn đến ung thư đại tràng.

2. Viêm đại tràng màng giả

Những bệnh lý liên quan đến đại tràng rất nguy hiểm đến sức khỏe
Nguyên nhân gây ra bệnh lý đại tràng là gì? Viêm đại tràng màng giả là căn bệnh nhiễm khuẩn ở bên trong ruột già do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra. Nguyên nhân là do người bệnh sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài, hoặc bị các chứng gây suy giảm hệ miễn dịch.
Màng giả ở đây được hiểu là do các vi khuẩn sau khi xâm nhập vào trong cơ thể sẽ gây viêm ruột, tạo thành lớp màng dính lấy thành ruột. Lớp màng này sẽ nằm chồng lên viêm mạc đại tràng và được gọi là màng giả.

3. Viêm đại tràng co thắt

Biểu hiện của viêm đại tràng co thắt chính là cảm giác cứng bụng, khi sờ vào bụng sẽ thấy các cục cứng nổi lên sau đó tan dần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón, gây ra những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

4. Ung thư đại tràng

Đây là bệnh lý rất nguy hiểm liên quan đến đại tràng. Những khối u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong đại tràng và nếu không được lan rộng thì chúng sẽ ngày càng lan rộng.

5. Xuất huyết đại tràng

Xuất huyết đại tràng cũng là bệnh lý rất nguy hiểm, chúng xảy ra khi đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, đại tràng bị sưng, viêm loét dẫn đến các mạch máu bị giãn nở và gây ra tình trạng xuất huyết ở lớp niêm mạc của dạ dày.
Vì thế, nếu không được điều trị sớm thì xuất huyết đại tràng có thể dẫn đến ung thư, thủng đại tràng.

IV. Biện pháp phòng ngừa các bệnh đại tràng

Nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây
Để phòng tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đại tràng, bạn nên tham khảo một số biện pháp dưới đây:
  • Ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, thực ăn chứa nhiều tinh bột như khoai lang, đu đủ, gạo…
  • Không nên ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các loại thực phẩm chưa được nấu chín.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể hoặc đồ uống có cồn.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Bởi vì điều này có thể khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm, làm giảm nhu động và gây ra một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Nên tăng cường tập thể dục, thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ đại tràng là gì cũng như chức năng và biện pháp phòng ngừa bệnh lý liên quan. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe nhé.